Mục Lục
Cùng với Bitcoin và tiền kỹ thuật số, Blockchain nhanh chóng trở thành đề tài bàn luận sôi nổi trên các mặt báo và trong giới tài chính hiện nay. Dù vậy, với những người mới tham gia vào thị trường tiền ảo thì đây là một khái niệm còn xa lạ. Nếu thuộc nhóm người này, bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây để biết Blockchain là gì và những kiến thức cơ bản về nó nhé!
Blockchain là gì? Đó là một công nghệ vô cùng phổ biến trong thị trường tài chính hiện nay
Blockchain là gì? Những điểm mạnh của Blockchain
Blockchain, hay còn được gọi là cuốn sổ cái, là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin với nhau nhờ mã hóa liên kết. Bằng phương thức phân phối thông tin kỹ thuật số nhưng không tạo ra sao chép, công nghệ này đã tạo ra khung xương sống cho loại hình internet mới.
Để dễ hiểu hơn, bạn có thể liên tưởng Blockchain với cuốn sổ cái kế toán của công ty – nơi ghi nhận mọi giao dịch của doanh nghiệp với những đối tác, khách hàng hay bất kỳ cá nhân/tổ chức nào khác.
Những điểm mạnh của Blockchain
- Tính minh bạch cao: Tất cả thông tin được lưu trữ, truyền tải và xử lý trong Blockchain đều không thể thay đổi, không thể giả mạo và được thể hiện minh bạch, rõ ràng, do đó chúng không thể bị phá vỡ. Vì điều đó, các dữ liệu trên hệ thống này đều hiển thị một cách chính xác.
- Bảo vệ sự riêng tư của người dùng: Khả năng ẩn danh người dùng của Blockchain giúp người dùng có thể giao dịch một cách an toàn, bảo mật mà không cần lo ngại người khác biết về danh tính của mình.
- Rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí: Với Blockchain, người dùng khi thực hiện giao dịch của mình với hợp đồng thông minh thì sẽ không bị mất thêm chi phí và rút ngắn thời gian giao dịch. Đây là một lợi thế lớn của hệ thống so với giao dịch truyền thống – kiểu cần có bên thứ 3 xác thực để tăng thêm độ tin cậy cho cá nhân/tổ chức.
- Ứng dụng rộng rãi: Blockchain đã có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống như nông nghiệp, quản lý giáo dục, giao dịch tài chính, bầu cử kỹ thuật số,… đặc biệt là trong tình hình dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến toàn cầu như hiện nay.
Với nội dung trên, những newbie (người mới tham gia lĩnh vực tài chính) có thể biết được Blockchain là gì và có những thế mạnh nào. Tuy nhiên, để có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn cần bổ sung thêm các kiến thức cơ bản về hệ thống này.
Kiến thức cơ bản về Blockchain
Cấu trúc của Blockchain
Một khối (block) của Blockchain được lưu trữ gồm 3 phần:
1. Dữ liệu: Dữ liệu của giao dịch sẽ bao gồm thông tin người gửi, thông tin người nhận và số lượng coin được gửi. Mỗi loại Blockchain sẽ có các dữ liệu khác nhau.
2. Hash của khối hiện tại: Được xem như đặc điểm để nhận dạng giao dịch.
3. Hash của khối trước: Giúp các khối liên kết tạo ra một chuỗi (nhưng khối đầu tiên sẽ không được liên kết với bất kỳ khối nào).
Blockchain hoạt động như thế nào?
Như tên gọi, Blockchain bao gồm nhiều khối lưu trữ dữ liệu được kết nối với nhau. Để thêm một khối vào Blockchain, hệ thống cần có các yếu tố dưới đây:
1. Giao dịch phải được thực hiện.
2. Giao dịch phải được xác minh khi thực hiện mua hàng. Sau khi người dùng mua hàng, mạng máy tính sẽ kiểm tra thông tin giao dịch của họ có chính xác hay không và xác nhận chi tiết giao dịch, bao gồm thời gian, số tiền, người tham gia giao dịch.
3. Giao dịch được lưu trữ trong một khối. Khối đó phải đưa ra được hàm băm (gọi là hash). Sau khi các giao dịch khối được xác minh, hàm băm phải được cung cấp một mã nhận dạng đặc biệt (băm). Khối này chứa băm của các khối gần nhất, sau đó chúng sẽ được thêm vào Blockchain.
Blockchain dùng để làm gì?
Blockchain dùng để lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau. Có thể nói, hệ thống này giúp việc đăng ký và bổ sung thông tin được hiệu quả hơn và được xem như một cải tiến lớn trong hệ thống hồ sơ của các giao dịch.
Các chức năng chính của Blockchain
- Thiết lập danh tính kỹ thuật số: Công cụ nhận dạng của Blockchain được thực hiện qua cách sử dụng khóa mật mã, khóa công khai kết hợp khóa riêng nhằm tạo ra tham chiếu nhận dạng kỹ thuật số.
- Có chức năng như một hệ thống hồ sơ: Như đã đề cập ở trên, Blockchain giúp việc đăng ký và bổ sung thông tin hiệu quả hơn. Dữ liệu trong khi đăng ký có thể được lưu trữ trên Blockchain theo một trong ba cách sau:
- Dữ liệu không được mã hóa: Ai tham gia Blockchain đều đọc được những dữ liệu này.
- Dữ liệu được mã hóa: Chỉ người tham gia mới có thể đọc được bằng khóa giải mã.
- Dữ liệu băm: Hiển thị dữ liệu đã bị giả mạo.
- Phục vụ như một nền tảng: Blockchain đã tạo ra nền tảng đầu tiên chính là tiền điện tử. Ngoài ra, các nhà phát triển còn đưa ra ý tưởng xây dựng nền tảng riêng cho các hợp đồng thông minh, hợp đồng pháp lý thông minh, hợp đồng Ricardian,…
- Ngăn chặn sự thay đổi của dữ liệu đã được xác nhận: Do Blockchain có riêng lịch sử của nó nên nếu ai muốn thay đổi một mục trong cơ sở dữ liệu sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, bởi khi ấy họ sẽ phải thay đổi tất cả những dữ liệu đi kèm sau đó.
Nhìn chung, Blockchain là một khái niệm vô cùng phổ biến và để có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn không thể không biết Blockchain là gì và bỏ qua những thông tin, kiến thức cơ bản về công nghệ này.