Mục Lục
DCA (chiến lược trung bình giá) là một phương pháp quản lý rủi ro dành cho các nhà đầu tư, dù là người mới hay có kinh nghiệm khi đầu tư vào các tài sản trên thị trường chứng khoán, tiền điện tử. Vậy DCA là gì?
Quản lý rủi ro là một trong những công việc mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần quan tâm và thực hiện khi đầu tư vào các tài sản như cổ phiếu, tiền kỹ thuật số,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý những rủi ro cho các dòng tiền đầu tư. Do đó, DCA ra đời như một “cứu cánh” cho cả những nhà đầu tư mới và giàu kinh nghiệm.
DCA là gì?
DCA là một chiến lược đầu tư khá thông minh khi người dùng trên các sàn giao dịch có thể chia nhỏ số tiền vốn để đầu tư cố định, thường xuyên và lâu dài. Phương pháp này sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích nếu dự đoán đúng xu hướng bằng cách phân tích thị trường theo các chỉ báo công cụ như MACD, sóng Elliott, dải Bollinger,…
Hiểu một cách đơn giản, DCA có nghĩa là bạn mua 1 coin hay token nào đó có giá cao, sau đó mua thêm 1 số lượng coin/token đó ở mức thấp hơn. Như vậy, giá mua trung bình của bạn thấp đi. Khi có biến động thị trường thì bạn có thể lãi một chút, hòa vốn hoặc chỉ thua lỗ một ít.
Lưu ý, khi sử dụng phương pháp DCA không có nghĩa là bạn mua một loại tài sản nào đó khi giá nó tụt sâu xuống thị trường. Đây không phải là một chiến lược đầu tư thông minh!
Ví dụ: BTC hiện tại có giá là 30.000 USD. Bạn mua 1 BTC với giá 50.000 USD và thêm 1 BTC với giá 30.000 USD. Như vậy, bạn mua 2 BTC với giá 80.000 USD => trung bình giá của loại coin này là 40.000 USD.
- Khi giá BTC lên 40.000 USD: 2*40.000 USD = 80.000 => bạn hòa vốn.
- Khi giá BTC lên 50.000 USD: 2*50.000 USD = 100.000 => bạn lãi 20.000 USD.
DCA có những ưu/nhược điểm gì?
Nắm bắt được những ưu/nhược điểm của DCA sẽ giúp bạn có thể ứng dụng phương pháp này phù hợp và đúng đắn với các loại đồng coin/token khác nhau.
Ưu điểm
- Dễ hòa vốn: Khi áp dụng DCA, tức bạn đã thực hiện trung bình giá thì số lượng coin hoặc token của bạn gia tăng, trong khi mức giá trung bình giảm đi. Lúc này, bạn sẽ dễ hòa vốn hơn, giúp tăng lợi nhuận nhanh và nhiều hơn.
- Thích hợp với các Trader và Holder Spot.
Nhược điểm
- Có thể bị âm tiền: Nếu đồng coin hoặc token của bạn có xu hướng giảm hay thị trường tụt giá thì bạn sẽ dễ bị âm tiền.
- Lượng tiền nạp tăng do bạn sẽ phải trung bình giá nhiều lần.
Tại sao các nhà đầu tư lại cần DCA?
Dù có thể khiến các nhà đầu tư bị âm tiền nếu đồng coin/token giảm hoặc thị trường downtrends (thuật ngữ chỉ giá thị trường có xu hướng giảm) nhưng họ cần phải áp dụng phương pháp DCA trong các kế hoạch của mình. Vì sao?
1. Giảm thiểu rủi ro
Đó chính là mục đích ra đời của phương pháp DCA trong việc bảo quản tiền, cung cấp tính thanh khoản, linh hoạt trong quản lý danh mục đầu tư người dùng. Khi thị trường giảm giá, đó là cơ hội dành cho các nhà đầu tư. Họ có thể áp dụng DCA để thúc đẩy tiềm năng sinh trưởng dòng tiền và các danh mục đầu tư dài hạn khi thị trường có dấu hiệu tăng.
2. Chi phí đầu tư thấp hơn
Các nhà đầu tư có thể mua các loại tài sản như cổ phiếu, tiền điện tử khi giá đang giảm để giảm chi phí, sau đó dựa vào các phân tích kỹ thuật để đánh giá tình hình biến động thị trường.
3. Đầu tư có kế hoạch – hạn chế đầu tư cảm tính
Nếu chia nhỏ các dòng tiền và tính toán về mức độ tăng trưởng sẽ giúp nhà đầu tư loại bỏ hoặc giảm bớt tình trạng đầu tư theo cảm tính của mình. Khi áp dụng DCA, họ sẽ phải tìm chiến lược mua có kỷ luật và tập trung sức lực vào nhiệm vụ trước mắt mà không cần quan tâm đến các thông tin sai lệch từ truyền thông.
4. Vượt qua giai đoạn suy thoái
Chiến lược DCA có thể giúp nhà đầu tư vượt qua cơn suy thoái của thị trường trong trường hợp họ đầu tư định kỳ số tiền nhỏ vào các danh mục. Điều này sẽ giúp các coin/token của họ có thể giữ cân bằng và có tiềm năng tăng giá sau khi giai đoạn suy thoái qua đi.
Hướng dẫn áp dụng cách thực hiện DCA dành cho người mới bắt đầu
Dưới đây là cách áp dụng DCA dành cho người mới bắt đầu:
- Tính toán số tiền lỗ cao nhất có thể chấp nhận nếu kế hoạch không như mong muốn.
- Tính tổng khối lượng chênh lệch có thể mua.
- Lập kế hoạch cụ thể khi cho điểm vào lệnh, điểm chốt lời và cắt lỗ.
- Chia tổng lượng lệnh làm 3 phần: 30, 30 và 40.
- Chọn đầu tư đúng thời điểm.
Một số lưu ý khi thực hiện DCA
- Chỉ vào lệnh theo kế hoạch đã lập.
- Không dùng DCA với thị trường “rác” hay các thị trường có tính biến động, độ bất ổn cao.
- Đảm bảo tổng thua lỗ không vượt quá 5 – 10% tài khoản nếu thất bại.
- Bình tĩnh và kiên nhẫn chờ cơ hội khác nếu kế hoạch không như mong muốn.
Kết
Thông qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu DCA là gì và cách áp dụng phương pháp này. Nhìn chung, nếu đang đi trên con đường trở thành nhà đầu tư thông minh và chuyên nghiệp, bạn không thể không quản lý rủi ro. Và đó chính là lý do vì sao bạn cần đến DCA.